Lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm đã tăng vọt lên mức cao nhất trong một năm qua đã khiến các nhà đầu tư trái phiếu đang lo lắng về khả năng lạm phát. Tuy nhiên, đối với thị trường cổ phiếu, liệu điều này có thực sự tiêu cực?
Chỉ số Nasdaq thiên về các cổ phiếu công nghệ đã phải trải qua ngày tồi tệ nhất trong gần 4 tháng vào thứ Năm, khi lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng đột biến do lo ngại lạm phát làm trầm trọng thêm nỗi lo về các lĩnh vực tăng trưởng được đánh giá cao và kích hoạt đà bán tháo trên các cổ phiếu công nghệ.
Các ngân hàng trung ương đang “làm ngơ” lạm phát cũng như rủi ro về giá tiêu dùng bất ngờ tăng. À ngoại trừ RBNZ. Thay vào đó, định hướng chính sách của các ngân hàng này đều trông giống nhau - thận trọng với đà phục hồi kinh tế và theo dõi những “vết sẹo” trên thị trường lao động.
Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richard Clarida tuyên bố lạc quan về sự phục hồi kinh tế của Hoa Kỳ nhưng nói rằng điều đó không có nghĩa là ngân hàng trung ương nên bắt đầu giảm bớt chương trình mua trái phiếu khổng lồ trong năm nay.
NHTW của Úc đã “quay trở lại” thị trường trái phiếu kỳ hạn ba năm lần thứ hai trong tuần này khi có khả năng xảy ra commodities supercycle (một chu kỳ mà hàng hóa mang về lợi nhuận khổng lồ, do nhu cầu tăng lên cao nhất ) và lạm phát toàn cầu đang đẩy lợi suất lên trên mức mục tiêu.
Từ ngữ và ý nghĩa rất quan trọng. Ví dụ, đồng nghiệp Sebastian Boyd xem nhẹ tác động của reflation đối với lợi suất trái phiếu. Nhưng tôi không chắc về các định nghĩa mà chúng ta đang sử dụng. Theo suy nghĩ của tôi, "reflation " phản ánh quỹ đạo dự kiến của tăng trưởng GDP danh nghĩa, trong khi "lạm phát" mô tả mức độ mà GDP danh nghĩa tăng phản ánh giá cả tăng hơn là hoạt động kinh tế tăng.
Các nhà giao dịch đặt cược cho sự phục hồi sau đại dịch đang trở lại mang theo một giai điệu tích cực cho thị trường. Các ngân hàng trung ương vẫn chưa tỏ ra yên tâm. Đó là một khoảng cách ngày càng tăng mà các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cân bằng. Nhưng quan điểm “dovish” của Powell có vẻ sẽ giữ nguyên trong ngày hôm nay – “làm ngơ” lạm phát và đón nhận lợi suất tăng cao như là một dấu hiệu của sự phục hồi.
“Reflation trade” nóng trở lại sẽ kiểm tra quyết tâm “dovish” của những ngân hàng trung ương lớn. Chỉ cần nhìn vào lợi suất TPCP Úc tăng vọt, đã tăng 17 điểm phần trăm và lợi suất TPCP Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên gần 1.39%. Không có gì ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán phải “giật mình”. Có lẽ các nhà hoạch định chính sách cũng sẽ như vậy – vì cuộc bàn luận về lạm phát nhất thời là chưa đủ.
Hôm qua, GBP bất ngờ tăng 140 pips, kéo theo đà tăng cho các đồng khác. Câu chuyện "reflation trade" đang là tâm điểm chú ý hiện nay, khi lợi suất thực bắt đầu tăng trở lại. Chúng tôi vẫn ưu tiên Long GBP, AUD và CAD so với USD.
Theo Carl Weinberg, nhà kinh tế trưởng tại High Frequency Economics, kỳ vọng lạm phát đang tách rời khỏi thực tế, có nghĩa là các thị trường có thể đang chi phối sự gia tăng của lợi suất Kho bạc Hoa Kỳ không dựa theo cơ bản của nền kinh tế