Sức mạnh của đồng USD trong năm nay một phần đến từ việc các đồng tiền khác mất giá. Tuy vậy, đồng bạc xanh vẫn suy yếu xuống mức đáy gần đây khi thị trường dự đoán Fed sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Khi khả năng hạ lãi suất có vẻ như đã chắc chắn, biến động tiềm ẩn của đồng USD có thể sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý của thị trường.
Cựu thống đốc PBoC, Dị Cương cho biết Trung Quốc nên tập trung vào việc chống lại tình trạng giảm phát. Đây được coi là một trong những quan điểm rõ ràng nhất, thừa nhận rằng giảm phát đang đe dọa triển vọng tăng trưởng của quốc gia.
Báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ công bố hôm nay sẽ là yếu tố quyết định then chốt cho mức cắt giảm lãi suất trong cuộc họp FOMC tháng 9, bên cạnh việc định hình lộ trình lãi suất của Fed trong thời gian tới.
Hôm 4/9, phần lớn cổ phiếu đều giảm, nhưng Nividia tăng sau khi bác bỏ cáo buộc về lệnh triệu tập của Bộ Tư pháp, giá dầu giảm, lợi suất TPCP Mỹ giảm khi đường cong lợi suất của Hoa Kỳ đảo ngược và đồng Yên tăng.
Thị trường chứng khoán chìm trong sắc đỏ do lo ngại của nhà đầu tư về khả năng suy thoái kinh tế, bất chấp các chỉ báo tích cực trên thị trường trái phiếu, cùng với việc lạm phát đã dần suy yếu trong ba năm qua. Đường cong lợi suất đang phẳng dần, cho thấy sự lạc quan về tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Fed dự kiến sẽ bước vào lộ trình cắt giảm lãi suất, đồng thời tiếp tục thận trọng trong việc thắt chặt định lượng (QT) để tránh gây xáo trộn thị trường.
Theo Howard Marks, đồng sáng lập kiêm đồng chủ tịch của Oaktree Capital Management LP, lãi suất điều hành tại Mỹ sẽ ổn định trong khoảng 3% đến 4% sau khi Fed thực hiện cắt giảm lãi suất.
Mặc dù Chủ tịch Jay Powell đã gợi ý rằng đã đến lúc điều chỉnh chính sách tiền tệ, nhưng sự không rõ ràng về tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất đang đặt Fed vào thế khó. Nếu không nhanh chóng thay đổi, sự ổn định kinh tế cũng như tính trung lập chính trị của Fed sẽ bị đe dọa trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.